Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Diễn Đàn Biển Đông
ẤN ĐỘ TRÊN BÀN CỜ BIỂN ĐÔNG
------------------------------------------------Bảo Duy

Ngày 27/11/2012, Trung Quốc đã thông báo rằng nước này sẽ cho phép lực lượng cảnh sát xông lên lục soát, bắt giữ tàu thuyền của các nước khi đi qua vùng biển Đông. Và thông báo này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2013.



Trước việc Trung Quốc có thêm hành động gây hấn ở biển Đông, Tư lệnh hải Quân Ấn Độ - Đô đốc D.K Joshi tuyên bố một cách đầy quả quyết rằng, nước này sẽ bảo vệ sự tự do hàng hải đồng thời sẵn sàng can thiệp vào Biển Đông để bảo vệ các quyền lợi kinh tế ở vùng biển này. Ông Joshi nhấn mạnh : “Biển Đông là một vấn đề phức tạp. Chúng tôi không phải là một bên có liên quan trực tiếp. Chúng tôi không có quyền lợi lãnh thổ ở đây. Tuy nhiên, mối quan ngại chính của chúng tôi là tự do hàng hải. Ngoài ra, onGC Videsh ( Công ty Dầu Khí của Ấn Độ) cũng có các lô dầu ở biển Đông. Hải quân Ấn Độ ở đây để bảo vệ cho các lợi ích hàng hải của đất nước”.


 


Theo Hãng tin IANS, Đảng Bharatiya (BJP) của Ấn Độ vừa yêu cầu thủ tướng Manmohan Singh có tuyên bố chính thức tại quốc hội về tình hình biển Đông. Hãng tin này dẫn lời phát ngôn viên BJP là Tarun Vijay nói căng thẳng leo thang ở biển Đông có thể gây tổn hại đến lợi ích của Ấn Độ trong khu vực.


 


Phải chăng có Ấn Độ đang làm thay việc cho các nước khu vực ASEAN? Nếu xét về chiều sâu của lời tuyên bố trên thì có thể trả lời luôn là : Không. Vậy thử đi tìm câu trả lời cho vấn đề này…


 


QUÁ KHỨ DẪN DẮT…


 


Nền văn minh Trung Quốc và Ấn Độ được ngăn cách bởi cao nguyên Tây Tạng rộng lớn, dẫn đến hạn chế tương tác về văn hóa và tôn giáo cũng như không có quan hệ chính trị. Chỉ sau cuộc thôn tính Tây Tạng của Trung Quốc năm 1950-1951, quân đội Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện trên biên giới Hy Mã Lạp Sơn của Ấn Độ. Hơn một thập kỷ sau đó, Trung Quốc bất ngờ cho quân đội tiến hành một cuộc tấn công từ nhiều hướng qua dãy Hy Mã Lạp Sơn vào ngày 20/10/1962. Thủ tướng Chu Ân Lai công khai nói rằng cuộc chiến này nhằm mục đích “dạy cho Ấn Độ một bài học”.


 


Sau hơn một tháng chiến đấu, Trung Quốc tuyên bố ngừng bắn đơn phương trong thế thượng phong khi đã chiếm được một số lãnh thổ của Ấn Độ thuộc bang Jammu và Kashmir. Sự thất bại của quân đội Ấn Độ do quá rụt rè không dám sử dụng không quân cùa Ấn Độ đã dẫn đến sự ra đi của thủ tướng Ấn Jawaharlal Nehru, nhưng cũng chính từ đó là khởi điểm hiện đại hóa quân đội Ấn Độ.


 


Năm mươi năm sau, căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc gia tăng trở lại trong bối cảnh cạnh tranh chính trị căng thẳng. Toàn bộ biên giới 4.057 km dài nhất thế giới giữa hai nước vẫn còn trong tình trạng tranh chấp, mà không có một đường biên nào được xác định rõ ràng trên dãy Hy Mã Lạp Sơn. Tình trạng này kéo dài mặc dù các đàm phán cấp cao nhất thường xuyên kể từ năm 1981. Thực tế trong lịch sử đây là các cuộc đàm phán lâu dài nhất và vô ích nhất giữa hai quốc gia bất kỳ nào trong lịch sử hiện đại. Trong một chuyến viếng thăm New Delhi năm 2010, thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuyên bố thẳng thừng rằng dàn xếp các tranh chấp biên giới “sẽ mất giai đoạn dài lâu”.


 


Vào thời điểm tháng 5/2011, Thủ tướng Pakistan Yousuf Raza Gilani ca ngợi “Trung Quốc là nước bạn tốt nhất và đáng tin cậy nhất” khi ông thực hiện chuyến thăm 4 ngày sang quốc gia láng giềng này. Thủ tướng Pakistan công khai nhấn mạnh đến mối quan hệ nồng ấm này vào thời điểm có những căng thẳng với Hoa Kỳ sau cuộc đột kích của Hải Quân Mỹ vào nơi trú ẩn của trùm khủng bố Osama Bin Laden. Và ai cũng biết Pakistsn là một lãnh thổ cũ của Ấn Độ bị người Anh chia cắt để trao trả độc lập. Nên Pakistan trở thành thù địch của Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ II. Và nay lại được Chú Chệt chống lưng…


 


NHẮM ĐẾN BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM…


 


Iraq và Iran đã từng là nhà cung ứng dàu hỏa chủ yếu cho Ấn Độ. Con số thông kê cho biết 80% lượng dầu hỏa và các sản phẩm dầu hỏa được nhập khẩu vào Ấn Độ đều từ Iran và Iraq. Thực tế Iran vẫn đang là nước xuất khẩu dầu hỏa đứng hạng thứ ba trên thế giới và đứng hạn thứ hai trên thế giới về xuất khẩu trữ lượng khí tự nhiên. Và tình thế hiện tại, trong một quá khứ gần, Iraq thì đã ngã gục và làm mồi cho sự chiếm đóng lâu dài của Hoa Kỳ. Và Iran thì lại đang phải đối mặt với lệnh cấm vận xuất khẩu dầu hỏa do Hoa Kỳ cầm đầu cho mưu mô phong tỏa Iran về mặt tài chánh. Chính những nổ lực từ phía Hoa Kỳ nhằm lên hành động trừng phạt Iran trở nên có hiệu lực quốc tế lại vô tình tạo thành một trở ngại hết sức nghiêm trọng đối với Ấn Độ. Dưới áp lực của Hoa Kỳ, Ấn Độ đã phải bỏ phiếu chống lại Iran tại cuộc họp Hội Đồng của Cơ Quan Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế năm 2005-2006, Ấn Độ lập tức bị Iran trả đủa bằng cách hủy bỏ hợp đồng cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng trị giá 22 tỷ USD trong thời hạn 25 năm. Điều này đe dọa phá hoại chiến lược đa dạng hóa nguồn năng lượng nhập khẩu của Ấn Độ khiến cho việc Ấn Độ phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp dầu mỏ từ các quốc gia Hồi Giáo theo chế độ quân chủ : bao gồm Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương Quốc Á Rập thống nhất (UEA) và Qatar. Và khốn khổ cho Ấn Độ, các nước này cũng đang phải cố gắng xoay xở giữa cái sống – chết của Cách mạng Mùa Xuân Á Rập mà chính các quốc gia làm các cuộc Cách Mạng này chẳng thấy tình hình sáng sủa hơn chút nào, nếu như chẳng muốn nói là ngày càng tệ hại hơn, bi đát hơn…và chẳng như mong đợi của một số kẻ chính khách Salon đang ngổi vẽ ra viễn cảnh muốn nhân rộng mô hình Cách Mạng Mùa Xuân lan rộng sang các khu vực các quốc gia Châu Á.


 


Việc khai thác dầu hỏa trên biển Đông trong thềm lục địa Việt Nam đã trở nên “mạch sống” của nguồn năng lượng của Ấn Độ.


 


Hơn nữa mối giao hảo giữa Ấn và Việt Nam ngày càng thêm sâu sắc thắm thiết. Nhất là thời gian gần đây yếu tố tôn giáo Phật Giáo của Việt Nam đi tìm cội nguồn Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dấy lên sự quan tậm văn hóa-xã hội thân thiết của hai quốc gia này. Điều tâm linh này kéo hai quốc gia trở nên hữu nghị.


 


ẤN ĐỘ MỘT THẾ CHÂN VẠC CỦA HOA KỲ…


 


Trong suốt thời kỳ “Chiến tranh lạnh”, nền dân chủ lâu đời nhất của thế giới đã trở nên ghẻ lạnh. Sự thờ ơ của Hoa Kỳ được thể hiện rõ ràng. Sự ưu tiên của Hoa Kỳ đối với việc tạo ra các đồng minh chống cộng, dù không tốt đẹp gì, nhưng Hoa Kỳ vẫn chấm chế độ độc tài Hồi giáo Pakistan, trong khi đó ghẻ lạnh với nền dân chủ không liên kết của Ấn Độ đang trôi theo đường lối của Liên Xô già cỗi.


 


Kết thúc “Chiến tranh lạnh” Ấn Độ định hướng lại mục tiêu với chính sách ngoại giao, cũng với sự gia tăng hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của nó ( và đây chính là con đường mà VN học tập và áp dụng) đã làm tan băng. Tuy nhiên vụ thử hạt nhân năm 1988, lại làm khơi mào cho các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ. Mãi cho đến năm 2000, năm cuối cùng tại vị của vị tổng thống Bill Clinton trong chuyến viếng thăm Ấn Độ thành công rực rỡ, Ấn Độ đã được thay đổi dưới góc nhìn của Washington đã tạo nên “ một Ấn Độ ngoại lệ” trong bài toán sức mạnh vũ khí hạt nhân.


 


Dưới thời Tổng thống Obama, Ông cho trưng bày bức ảnh của vị thánh Mahatma Gandhi trong văn phòng Thượng Viện của ông, và thường nói về mong muốn xây dựng một “mối quan hệ chiến lược thân thiết” với Ấn Độ đã tạo ra những ấn tượng làm mềm lòng với New Delhi và một quốc hội được cho là cứng rắn. Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Xuất khẩu của Hoa Kỳ tăng nhanh kỷ lục trong vòng 9 năm qua so với xuất khẩu bất kỳ quốc gia nào với Hoa Kỳ. Theo số liệu của Census, tổng giá trị xuất khẩu của Hoa Kỳ vào Ấn Độ năm 2002 chỉ đạt 4,1 tỷ USD và chỉ 9 năm sau tức năm 2011 con số hàng của Hoa Kỳ xuất cảng vào Ấn Độ tăng 50 lần, con số tổng giá trị xuất khẩu đạt 21,5 tỷ USD. Và theo tính toán ước tính của Hoa Kỳ, trong 5-6 năm đến tổng giá trị hàng hóa Hoa Kỳ xuất vào Ần Độ sẽ đạt khoảng 150 tỷ USD là điều có thể thực hiện được khi mà các dự án xuất cảng của Hoa Kỳ đã bắt đầu rục rịch cho các đợt giao hàng mà hợp đồng đã ký kết chỉ còn là việc nay mai.


 


Tuy Hoa Kỳ vẫn còn chưa khai thông lệnh cấm vận bán vũ khí cho Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ lại bật đèn xanh để Ấn Độ bán hỏa tiễn và các thiết bị phòng không mặt đất cho Việt Nam. đã có hơn hàng ngàn hỏa tiễn Ấn Độ bán ra cho Việt Nam trong những năm gần đây. Các hỏa tiễn này có tầm bắn dưới 1200km. trị giá hợp đồng lên dến 22 tỷ USD.


 

DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông (24-03-2024)
    ASEAN tái khẳng định lập trường về Biển Đông, Myanmar (29-01-2024)
    Tổng thống Philippines nói không muốn tìm kiếm rắc rối ở Biển Đông (29-09-2023)
    Bản đồ Trung Quốc vừa công bố xâm phạm chủ quyền của Việt Nam (31-08-2023)
    Yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa (03-08-2023)
    Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển (07-07-2023)
    Bộ Ngoại giao lên tiếng về hoạt động của nhóm tàu khảo sát Hướng Dương Hồng 10 (10-06-2023)
    NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT CHỨNG MINH TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM KHIẾN CẢ NƯỚC MỸ NGHIÊNG MÌNH THÁN PHỤC ! (07-06-2023)
    Đại sứ Việt Nam đề nghị 'nói đi đôi với làm' trong vấn đề Biển Đông (17-05-2023)
    3 chiến hạm Trung Quốc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trên biển Hoa Đông (02-04-2023)
    Cảnh sát biển Philippines tăng cường hiện diện trên Biển Đông (06-02-2023)
    Mỹ phản ứng bất thường khi Trung Quốc tuyên bố xua đuổi tàu Mỹ ở Trường Sa (30-11-2022)
    Mỹ bác tuyên bố của Trung Quốc về xua tàu chiến khỏi Trường Sa (29-11-2022)
    Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa ra bờ biển phía Đông (29-09-2022)
    Yêu cầu theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó ATNĐ, bão có thể xuất hiện trên Biển Đông (28-06-2022)
    Phản đối lệnh cấm đánh bắt cá phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông (04-05-2022)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt quân sự hóa ở Biển Đông (07-04-2022)
    Tàu cá Quảng Ngãi suýt chìm trên vùng biển Hoàng Sa (07-04-2022)
    Đại sứ Nhật Bản: Không thể chấp nhận được mọi hành động vũ lực hoặc ép buộc ở Biển Đông (01-04-2022)
    Quan chức Mỹ: Trung Quốc tiếp tục gây bất ổn định ở Biển Đông (22-03-2022)

Các bài viết cũ:
    Việt Nam lập lực lượng tuần tra trên Biển Đông  (04-12-2012)
    Từ hộ chiếu có hình đường chín đoạn, nghĩ về ý thức giáo dục chủ quyền. (28-11-2012)
    Israel thử thành công lá chắn tên lửa (25-11-2012)
    Palestine khai quật mộ cố tổng thống Arafat (14-11-2012)
    Trung Quốc chuẩn bị củng cố hạ tầng cơ sở trên đảo Phú Lâm – Hoàng Sa  (11-11-2012)
    Mỹ chỉ trích việc Lào xây đập Xayaburi  (06-11-2012)
    Phản đối Trung Quốc gấp rút hoàn thiện "Tam Sa"  (05-11-2012)
    Đảng CS Trung Quốc họp trù bị cho Đại hội 18  (01-11-2012)
    Mỹ mở rộng lá chắn tên lửa ở châu Á (25-10-2012)
    Trung Quốc khai thác hai mỏ dầu mới ở Biển Đông (18-10-2012)
    Khám phá 90 bản đồ cổ liên quan Trường Sa, Hoàng Sa (18-10-2012)
    Nga nhăm nhe bỏ rơi đồng minh Syria (05-09-2012)
    Trung Quốc khích Đài Loan tập trận ở Trường Sa (05-09-2012)
    Yêu cầu Trung Quốc hủy mời thầu dầu khí gần Hoàng Sa (31-08-2012)
    Học giả Trung Quốc kêu gọi bỏ “đường 9 đoạn” (28-08-2012)
    James Webb: Hoa Kỳ cần có thái độ cứng rắn đối với TQ tại biển Đông (21-08-2012)
    Trung Quốc có nguy cơ thành kẻ thù chung của thế giới (20-08-2012)
    “Hải giám Tam Sa” lấn lướt xâm phạm ở Biển Đông (31-07-2012)
    Hợp sức đấu tranh cho chủ quyền VN (29-07-2012)
    Nhiều bản đồ khẳng định TQ không có Hoàng Sa, Trường Sa (25-07-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152756058.